top

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Việt

Thứ 2 | 14/06/2021 - Lượt xem: 367
thegioisao.org: Ca dao Việt Nam có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm” Người Việt Nam rất coi trọng Tết Đoan ngọ, coi đây là cái tết quan trọng thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương, Tết Nửa năm, Tết Giết sâu bọ.
Ca dao Việt Nam có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm” Người Việt Nam rất coi trọng Tết Đoan ngọ, coi đây là cái tết quan trọng thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương, Tết Nửa năm, Tết Giết sâu bọ.
Sư tích Tết Đoan gọ ở Việt Nam gắn với tục giết sâu bọ Sư tích Tết Đoan gọ ở Việt Nam gắn với tục giết sâu bọ

Về từ nguyên, Đoan ngọ có thể hiểu nôm na là “ngày nóng nhất trong năm” hoặc “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan (开) nghĩa là bắt đầu (khai đoan). Ngọ (午) chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời khắc nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Theo lịch kiến Dần (nông lịch hiện nay), tháng năm là tháng Ngọ (tháng giêng là tháng Dần). Như vậy, ngày Đoan ngọ là thời điểm ngày dương nhất, tháng dương nhất trong năm (nên gọi tết Đoan dương). Một chi tiết nữa là ngày Đoan ngọ rất gần với tiết Hạ chí trong nhị thập tứ tiết khí nông lịch, tức là ngày bắt đầu chuỗi ngày nóng.

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam còn gọi là Tết Giết sâu bọ vì người ta tin rằng khi ăn những món ăn, thức uống trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Việt ảnh 1

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan ngọ của người Việt Nam hoàn toàn khác so với Trung Quốc

Lâu nay cho rằng, Tết Đoan ngọ của người Việt có xuất xứ từ Trung Quốc gắn liền với một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc tên là Khuất Nguyên, song sự thật không phải như vậy.

Căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan ngọ của người Việt hiện nay có nguồn gốc hoàn toàn khác so với Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Từ đó cho thấy, nó thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Việt Nam, người ta truyền cho nhau sự tích về nguồn gốc Tết Đoan ngọ như sau: Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến rất nhiều ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau, hàng đàn sâu bọ liền chết hết. Lão ông còn dặn thêm, sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, người dân đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm nêu trong sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: “Tết Đoan ngọ là Tết của người Bách Việt phương Nam (phía Nam sông Dương Tử đổ xuống), xứ nóng, kỷ niệm thời điểm nóng nhất giữa năm”.

Tác giả luận giải: Giữa năm là vì, theo lịch nguyên thủy, năm tính từ tháng Tý: đầu năm là Tý, giữa năm là Ngọ. Tháng Tý là tháng lạnh nhất, tháng Ngọ hiển nhiên là nóng nhất. Đoan là “nhất”, tết “Đoan ngọ” là ngày nóng nhất, giữa năm. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 5/5 ÂL năm nào cũng gần trùng với ngày Hạ chí. Nóng là dương, cho nên tết này còn gọi là Tết Đoan dương.

Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này gọi là Tết Đoan dương. Và tháng Năm cũng là tháng Ngọ trong một năm. Tết này gọi là Tết Đoan ngọ vì tháng Năm là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.

Sách “Lễ tết Trung Hoa” (Chinese Festivals, N.Y., 1952 của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là Tết của phương Nam, Tết cầu may, Tết của sự sống”.

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Việt ảnh 2

Làm bánh trôi dịp Tết Đoan Ngọ qua nét vẽ của Henri Oger

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết Giết sâu bọ, vì đây là thời điểm nóng nực nhất, nhiều bệnh tật phát sinh; do đó ngày này, người ta thường ăn uống các loại thực phẩm giết sâu bọ, bảo vệ cơ thể.

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc Tết Đoan ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi Tết Nửa năm”.

Có lẽ bắt nguồn từ hiện thực Tết Đoan ngọ sản sinh từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam, được người Trung Hoa về sau tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

Sự thật rằng Tết Đoan ngọ xưa do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Tết Đoan ngọ hẳn là gắn với thời tiết, nó phản ánh một cột mốc quan trọng: ngày nóng nhất trong năm. So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này, mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan ngọ của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc như nhiều người hiện nay vẫn lầm tưởng.

Phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

Có tiết lễ, phải có cúng bái. Các gia đình chuẩn bị mâm thức ăn nguội (bánh chưng, trái cây, thạch quả v.v.) trước để cúng bái tổ tiên sau ăn để bảo vệ sức khỏe. Đối tượng được cúng bái là vong linh tổ tiên, các vong hồn cô độc và Thổ công. Miền Bắc Việt Nam thường phải có quả dưa hấu to bên bàn cúng lễ (vì đang mùa dưa hấu). Các làng xã xưa tổ chức cúng lễ tại các đình, đền, miếu mạo. Các thôn xóm nhỏ hơn tổ chức cúng ở các miếu tự.

Sau cúng lễ, người Việt Nam tổ chức ăn uống chứ không mang vứt xuống sông như ở phong tục Trung Quốc. Dân cư miền Trung khu vực Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt (tính hàn, vị ngọt mát), còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi cho trẻ con vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, nấu chè trôi nước và xôi gấc trước cúng tổ tiên, sau ăn uống quây quần. Cộng đồng người Hoa thì làm hoặc mua bánh ú để cúng thần thánh, tổ tiên. Các gia đình hành nghề Đông y còn tổ chức cúng Thánh sư.

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Việt ảnh 3

Tục hái thảo dược làm thuốc qua nét vẽ của Henri Oger

Nếu ở gia đình thờ cúng tổ tiên, làng xã cúng thần Thành hoàng, thần đất thì ở cấp quốc gia, người Việt Nam cúng giỗ tổ mẫu Âu Cơ. Ca dao có câu:

“Tháng năm ngày tết Đoan dương

Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ được chọn vào ngày 5 tháng 5. Dân cư từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước hành hương về đền Âu Cơ ở Việt Trì (Phú Thọ) để tế lễ, thể hiện lòng biết ơn tổ mẫu.

Theo quan niệm xưa thì quanh năm sâu bọ ở bên trong, đến ngày mùng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên, nên ta cần giết chúng. Thường lệ, người ta ăn một bát rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy (để cho “sâu bọ” trong người say) và sau đó ăn hoa quả (để cho chúng chết). Ngày nay, nếu không có rượu nếp, người ta dùng rượu trắng, hoặc sang hơn dùng rượu Tây như Martel, Cognac… mạnh đô hơn.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Đối với trẻ con, thì được lấy một ít thần sa, chu sa hoặc ít vôi bôi vào hai bên thái dương, vào ngực bụng và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

www.thegioisao.net.vn
  • GIÁM KHẢO HOÀNG CÔNG ĐẠT – NGƯỜI MANG KHUÔN MẶT HỌC SINH
    GIÁM KHẢO HOÀNG CÔNG ĐẠT – NGƯỜI MANG KHUÔN MẶT HỌC SINH
    Thứ 2 | 09/10/2023 - Lượt xem: 280
    Mỗi lần xuất hiện là mỗi lần “gây hoang mang” vì gương mặt trẻ như “tuổi 15”, giám khảo cuộc thi Tìm Kiếm Tài Năng MC Nhí 2023 – Diễn viên, đạo diễn Hoàng Công Đạt liên tục nhận được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh vì “không biết anh chàng nhỏ tuổi này có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm như thế nào mà có thể ngồi ở vị trí giám khảo cuộc thi vậy?”
  • “TUỔI 15” CỦA GIÁM KHẢO HOÀNG CÔNG ĐẠT
    “TUỔI 15” CỦA GIÁM KHẢO HOÀNG CÔNG ĐẠT
    Thứ 2 | 09/10/2023 - Lượt xem: 252
    Mỗi lần xuất hiện là mỗi lần “gây hoang mang” vì gương mặt trẻ như “tuổi 15”, giám khảo cuộc thi Tìm Kiếm Tài Năng MC Nhí 2023 – Diễn viên, đạo diễn Hoàng Công Đạt liên tục nhận được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh vì “không biết anh chàng nhỏ tuổi này có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm như thế nào mà có thể ngồi ở vị trí giám khảo cuộc thi vậy?”
  • Sự Thật Về Giám Khảo “15 Tuổi” Hoàng Công Đạt
    Sự Thật Về Giám Khảo “15 Tuổi” Hoàng Công Đạt
    Thứ 2 | 09/10/2023 - Lượt xem: 1084
    Mỗi lần xuất hiện là mỗi lần “gây hoang mang” vì gương mặt trẻ như “tuổi 15”, giám khảo cuộc thi Tìm Kiếm Tài Năng MC Nhí 2023 – Diễn viên, đạo diễn Hoàng Công Đạt liên tục nhận được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh vì “không biết anh chàng nhỏ tuổi này có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm như thế nào mà có thể ngồi ở vị trí giám khảo cuộc thi vậy?”
  • Công ty TNHH TM & ĐT BĐS Tiến Khoa trao tặng 1000 phần quà trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
    Công ty TNHH TM & ĐT BĐS Tiến Khoa trao tặng 1000 phần quà trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
    Thứ 5 | 05/10/2023 - Lượt xem: 248
    Với mong muốn tạo ra sân chơi, tô thêm màu sắc cho tuổi thơ của các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, doanh nhân Tiến Khoa đã đóng góp 1000 phần quà với tổng trị giá lên tới 500 triệu đồng gồm có: 10 ngàn quyển tập, 10 ngàn cây viết, 2 ngàn chiếc lồng đèn và 300 triệu đồng tiền mặt.
  • Nam vương Xuân Trường làm giám khảo Thần tượng Doanh nhân 2023
    Nam vương Xuân Trường làm giám khảo Thần tượng Doanh nhân 2023
    Thứ 7 | 01/04/2023 - Lượt xem: 405
    Nam vương Thần tượng Doanh nhân 2018 Xuân Trường sẽ ngồi “ghế nóng” đấu trường nhan sắc, tìm kiếm gương mặt xuất sắc cho cuộc thi Thần tượng Doanh nhân năm nay.

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Bạn chưa đăng nhập

Đọc thêm

Thứ 4 | 21/04/2021 - Lượt xem: 571

Thông tin Linh Lan bị bố mẹ của cố nghệ sĩ Vân Quang Long yêu cầu xác minh danh tính đang khiến mạng xã hội chấn động.

Thông tin Linh Lan bị bố mẹ của cố nghệ sĩ Vân Quang Long...

Thứ 7 | 03/07/2021 - Lượt xem: 370

  Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh.

  Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm...

Thứ 4 | 23/08/2017 - Lượt xem: 909

Tại đêm chung kết 2 cuộc thi “Doanh nhân hát 2017 - Giải Sao hôm 2017”, Ms Trần Thị Thao Giang - CEO thương hiệu MDstory đã đến cổ vũ tinh thần cho người chị em thân thiết chính là thí sinh Minh Nguyệt.

Tại đêm chung kết 2 cuộc thi “Doanh nhân hát...

Thứ 6 | 21/05/2021 - Lượt xem: 371

Ban Tuyên giáo TP HCM ngày 20/5 gửi công văn tới các hội Văn học Nghệ thuật TP nhằm chấn chỉnh về việc một số nghệ sĩ tham gia quảng cáo trên các mạng xã hội sai quy định của pháp luật.

Ban Tuyên giáo TP HCM ngày 20/5 gửi công văn tới...

Chủ nhật | 23/12/2018 - Lượt xem: 725

Trải qua phiên đấu giá sôi nổi, Quán quân Dạ Khúc xưa và nay Yali Trần đã đấu giá thành công bộ ngọc trai (gồm vòng cổ và vòng tay) với số tiền 40 triệu đồng.

Trải qua phiên đấu giá sôi nổi, Quán...

Thứ 7 | 22/10/2022 - Lượt xem: 241

Cờ tướng là môn thể thao trí tuệ có truyền thống nghìn năm, được đông đảo nhân dân Việt Nam yêu thích, đưa bộ môn này trở thành món ăn tinh thần phong phú cho người dân. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Hội Cờ tướng trước đây và Liên đoàn Cờ tướng hiện nay đã hoạt động mạnh mẽ, có nhiều đóng góp tích cực vào phong trào Cờ tướng thế giới và châu lục. Cùng với sự đầu tư, quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là sự đồng hành và ủng hộ của các Doanh nhân doanh nghiệp đã và đang tạo điều kiện cho bộ môn thể thao trí tuệ này phát triển rộng rãi.

Cờ tướng là môn thể thao trí tuệ có truyền thống...

Thứ 7 | 26/08/2017 - Lượt xem: 2336

Hội bạn thân Diệp Bảo Ngọc, Thúy Diễm, Dương Cẩm Lynh, Thanh Trúc, đẹp rạng ngời trong đám cưới lần 2 của Lê Phương cùng ông xã nhỏ tuổi Trung Kiên tại TP.HCM.

Hội bạn thân Diệp Bảo Ngọc, Thúy Diễm, Dương Cẩm Lynh, Thanh...

Thứ 3 | 14/09/2021 - Lượt xem: 335

Việt Hương lên tiếng về những tin đồn tiêu cực khi làm từ thiện; NSND Thanh Tuấn nhận danh hiệu cao quý, vẫn đi hát hội chợ; Chi Bảo bày cách đối phó với những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội (MXH)...

Việt Hương lên tiếng về những tin đồn tiêu cực khi làm từ...