Sinh ra và lớn lên tại miền Đông Nam Bộ, làng Tân Vạn thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vùng đất nghèo có truyền thống lâu đời làm gạch. Khu Lò Gạch cũ, cậu bé Nguyễn Anh Khoa là em út của 5 người anh trong một gia đình nghèo để rồi sau này thành danh là đạo diễn tài hoa Thanh Quỳnh.
Cuộc đời long đong từ khi mới lên 3
“Không được may mắn như bao bạn bè cùng trang lứa. Ba tôi - người trụ cột gia đình đã ra đi vĩnh viễn vào 27 tết lúc tôi mới lên 3, cái ngày mà chúng bạn chuẩn bị mặc áo mới. Chỉ nhớ lơ mơ về gương mặt ba, thấy ba qua giấc mơ, qua lời mẹ kể và bức ảnh đen trắng được đặt trên bàn thờ. Trong trái tim tôi, ba là người đàn ông vĩ đại nhất thế gian, mặc dù chỉ qua tưởng tượng” đạo diễn Thanh Quỳnh hồi tưởng lại. “Ba mất sớm, mẹ tảo tần nuôi 6 đứa con nheo nhóc. Mẹ gạt nước mắt đành cho thằng út về gia đình khác để đỡ một miệng ăn”.
Cuộc sống tại đó chưa được lâu, cậu bé 3 tuổi bắt đầu những chuỗi ngày long đong, anh được đưa vào Cô Nhi Viện. Sau Tếp Thu 1975 Ma-Sơ phải về Pháp, anh lại được chuyền tay từ người mẹ nuôi này đến người mẹ nuôi khác. Cứ thế cứ thế để rồi bị trả về gia đình cũ, ngày ngày đi đội gạch mướn trong khu Lò Gạch.
Cái thời khắc sau chiến tranh, cái ăn cái mặc đã khó đừng nói chi cái chữ. Nhưng cái duyên với nghề, với nghệ thuật hình như nó là máu, là thịt trong anh. Dù nhọc nhằn, dù đói khổ nhưng lúc nào cũng nghiêu ngao ca hát, mơ ước được đứng trên sân khấu để diễn, để thể hiện. Và rồi... anh quyết định tìm lại cái chữ khi mà đã được học bì bõm trong Cô Nhi Viện. Ngày đi đội gạch, tối vô Trường Văn hóa Huyện bổ túc cái chữ thêm.
Tổ nghiệp đã gọi tên anh
Duyên nghề đã đến khi đoàn cải lương về Đình Tân Vạn, anh được khuyên nên tìm vào trường sân khấu mà học. 16 tuổi khăn gói lên Sài Gòn để thực hiện ước mơ. Là mong 'chạm' được ngôi trường Sân khấu, ngôi trường mà với lứa tuổi của anh ai cũng cho là ‘xa xỉ’ là ‘cao sang’ là ‘ảo mộng’ lắm!’.
Đạo diễn Thanh Quỳnh ngân ngấn nước mắt kể tiếp “Cầm được giấy trúng tuyển vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II mừng rơi nước mắt. Nỗi vui chưa vơi thì nỗi buồn cũng ập tới. Buồn vì ai lo cho mình trong khi gia đình đang thiếu trước hụt sau. Với đất địa Sài Gòn lấy gì mà sống, cơm còn chưa có ăn tiền đâu đóng học phí. Vậy mà vì ước mơ, vì hoài bão, tôi đã làm bất cứ thứ gì để có thể nuôi mơ ước. Trong sự khó khăn nhất của đời sinh viên thuở đó, bốn năm đại học cũng trôi qua”.
Và rồi anh cũng ra trường, anh lam lũ làm đủ thứ việc để nuôi Nghề. Khi đến với Đoàn Kịch nói Cửu Long Giang, cuộc sống rày đây mai đó, vừa làm vừa học thêm nghề từ đàn anh đàn chị đi trước. Mang tiếng theo Đoàn kịch nhưng không được diễn kịch, chỉ diễn thời trang. Anh là đạo diễn của nhóm “Thời trang điện ảnh” trong Đoàn. Và việc gì đến cũng đến, trong giai đoạn giảm biên chế anh phải chia tay với Đoàn. Anh chỉ được làm thời vụ, làm diễn viên quần chúng, làm bất cứ thứ gì để nuôi Nghề, cuộc sống hết sức cật lực.
Đoạt giải Tư sau 4 lần 'chúc may mắn lần sau'
Cũng mơ ước, cũng ước mơ được thành danh, anh đã 4 lần dự thi “Ngôi sao ngày mai” của Hội Điện ảnh Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Lần thứ tư cũng là lần cuối cùng anh được giải Tư, giải ‘Triển vọng’ vào năm 1998. Danh hiệu đó thật cao quí, đã theo anh suốt cuộc đời... Để rồi sau đó lại lầm lũi, lại trôi dạt về phim trường làm công việc hậu cần, làm đạo diễn mảng thời trang cho các cuộc thi, các show diễn.
Năm 2010 anh đảm nhiệm Trưởng Ban tổ chức cuộc thi mà anh đã đoạt giải và thành lập công ty TNHH Siêu nhân Việt cho riêng mình. Đổi tên giải thành “Diễn viên triển vọng”. Cái đêm chung kết, ngày 30-4-2010 ấy tại Bình Dương, sự cố đáng buồn xảy ra. Nghệ thuật mà... luôn trái chiều vì cuộc đời còn lắm chông gai...
Hình thành giải “Gương mặt sân khấu điện ảnh triển vọng”
Câu chuyện ‘Trưởng Ban tổ chức giải’ của anh bị dừng lại, năm 2011, 2012 không đơn vị nào đứng ra tổ chức. Sang năm 2013 Sở VHTT TP.HCM gửi công văn đến anh và chấp nhận cho anh một chương trình độc quyền. Một chương trình có vị trí Ngai vàng của Công ty TNHH Siêu Nhân Việt. Anh lấy tên giải là “Gương mặt sân khấu điện ảnh triển vọng” cho đến nay.
Sự cần kiệm ‘con ong cái kiến’ trong anh, của người con Nam bộ mong ước được làm nghệ sĩ, sống hết cuộc đời với nghệ thuật. Như trang www.sandien24h.vn có bài viết ngày 25/7/2015 về đạo diễn Thanh Quỳnh: “Hạnh phúc phía trước tôi là ánh đèn sân khấu” đã thể hiện điều ấy qua vỡ “Hồn quê”. Nói về người cha quê miền Tây sống cảnh gà trống nuôi con trai đồng tính, đã lấy được nước mắt thật nhiều của khán giả.
Với cơ hội đảm nhận Trưởng Ban tổ chức cuộc thi ‘Gương mặt sân khấu điện ảnh triển vọng ’ độc quyền đến hôm nay, đó là niềm may mắn, niềm vinh hạnh rất lớn cho anh. Để từ đó tạo sân chơi cho những người đam mê nghệ thuật, tạo cơ hội, tạo bệ phóng để các nhân tố mới tỏa sáng, là niềm hãnh diện cho các đơn vị đồng hành.
Tiểu phẩm 'Kiếp cầm ca' của đạo diễn Thanh Quỳnh và đạo diễn Đặng Phương Thảo diễn hỗ trợ cho thí sinh có SBD 038 - Dương Phú Quí, thí sinh được đặc cách vào vòng bán kết cuộc thi 'Gương mặt sân khấu điện ảnh triển vọng 2017' diễn ra tại Nhà hát kịch Thành Phố số 30 Trần Hưng Đạo, Quận 1.
Hôm nay 2017 sau chuyến đưa thí sinh sang nước bạn Thái Lan lấy hình ảnh và quay ngoại cảnh, lần này cũng như những mùa giải trước, đạo diễn Thanh Quỳnh vẫn làm việc hết mực, hết lòng vì các em. Đồng hành chuyến đi có đạo diễn Xuân Phước, là đồng nghiệp cũng là người anh của đạo diễn Thanh Quỳnh nhận xét như sau: “Đạo diễn Thanh Quỳnh là một con người yêu nghề hết mực, sống chết với nghề đến mức quên thân mình...”.
Loạt ảnh của đạo diễn Thanh Quỳnh được chụp tại Wat Traimit, Bangkok Thái Lan (Chùa Phật Vàng)
Từ đỉnh chùa Phật Vàng, Đạo diễn Thanh Quỳnh thong thả bước xuống từng bậc thang nhìn phố xá Bangkok.
Anh lắng tai nghe tiếng chuông gió của chùa Phật Vàng.
Xung quanh các vị phật, anh thấy lòng mình thanh thản.
Quỳ bên đức Phật tại Wat Traimit, anh nguyện cầu cho mẹ được bình an.
Đối với học trò anh hết mực thương yêu, dù hay la mắng nhưng tất cả thí sinh đều quí trọng anh. Thí sinh mang số báo danh 022 trong cuộc thi năm nay - Nguyễn Mạnh Phi - Nhà thiết kế thời trang tâm sự: “Bố tuy nghiêm khắc nhưng rất thương yêu học trò, ai diễn chưa đạt bố giận quá la tí rồi thôi, không để bụng đứa nào hết...”
Loạt ảnh tại Central World, Bangkok.
Đạo diễn Thanh Quỳnh đang hướng dẫn thí sinh diễn xuất trên đất Thái.
Đạo diễn Thanh Quỳnh chụp hình lưu niệm với các thí sinh tại Central World
Anh nhập tâm trong phân đoạn diễn xuất
Sau lưng anh và nhóm thí sinh là cầu bộ hành tại Big C Bangkok.
Với kiếp cầm ca, đạo diễn Thanh Quỳnh không may mắn được đứng trên sân khấu là ngôi sao, nhưng sau sân khấu anh là bệ phóng cho các thí sinh, là nơi ươm mầm cho các tài năng âu cũng là sở trường của anh. Với các tài lẻ, các tiểu phẩm dạy hỗ trợ để dự thi không ai có như anh, bởi vì anh không chỉ là đạo diễn mà còn là diễn viên, diễn được tất cả các thể loại .
Tương lai phía trước, con tằm tiếp tục vương tơ
Ngồi cùng với anh trong khách sạn Paradize tại Pratunam Bangkok, ngoài danh tiếng và tài năng đã được biết, người viết nghe anh chia sẽ tường tận về quãng đời cũng như sự nghiệp đã trãi qua. Hy vọng những dòng này là nhịp cầu kết nối giữa sự yêu thương của khán giả, các đơn vị đồng hành của cuộc thi, hiểu và cảm thông cho những người làm nghệ thuật như anh.
Cuộc đời nghệ sĩ nhiều phiêu bạt long đong, mấy ai đoán trước được hậu vận của mình, lấy chuyện thế thái nhân tình làm tri kỷ, lấy sự mến thương của khán giả làm niềm tin, làm động lực. Người nghệ sĩ nào cũng cảm nhận được sinh nghề là tử nghiệp. Họ không than thân trách phận mà chỉ cảm thương cho cơ cảnh phận con tằm đến thác vẫn còn vương tơ.
Mong rằng cuộc đời anh hết chông gai, mọi việc được suông sẻ và nhất là đêm chung kết giải ‘Gương mặt sân khấu điện ảnh triển vọng 2017’ vào trung tuần tháng 12 diễn ra tại Nha Trang thành công tốt đẹp. Chợt nhớ đến lời thơ của Nguyễn Thúy Hạnh:
“Con tằm vương khắp đó đây
Cõng từng giọt nắng đổ đầy nong tơ”
Bangkok chiều mưa một mình!